ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

Tất cả doanh nghiệp Việt Nam không vi phạm pháp luật Việt Nam, nước ngoài và các luật khác điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp, hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước, tự nguyện tuân thủ Thể lệ Chương trình.

Các doanh nghiệp được đề cử từ Sở, ban, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng hoặc được độc giả của Tạp chí Kinh tế Việt Nam đề cử đều có thể đăng ký tham gia chương trình.

TIÊU CHÍ BÌNH XÉT THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM

Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2023 được bình chọn dựa trên 05 tiêu chí cơ bản sau:

1. Kết quả kinh doanh

- Doanh thu, Lợi nhuận trong năm 2021 - 2022
- Sự ổn định trong kinh doanh và tăng trưởng doanh thu: các chỉ số đánh giá ROI, ROA, ROS, ROE
- Thành tích kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được trong năm 2021 - 2023

2. Uy tín, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

- Định vị vị thế của thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường, định giá thương hiệu theo các bảng xếp hạng của các tổ chức uy tín
- Tính bảo hộ với các đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan đến thương hiệu sản phẩm trên thị trường mục tiêu (logo, mẫu mã, bao bì sản phẩm,..)
- Hệ thống các rào cản nhằm bảo vệ và chống xâm phạm thương hiệu (Quy trình các bước phòng ngừa rủi ro khi thương hiệu bị xâm phạm và các biện pháp phản vệ)

3. Thực thi trách nhiệm xã hội & Văn hóa doanh nghiệp

- Trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường: quy trình chất lượng, chứng chỉ về môi trường, đầu tư cho quy trình sản xuất xanh
- Trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động: trong việc thực hiện đầy đủ chế độ BHXH, BHYT, phúc lợi cho người lao động…
- Trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng: những đóng góp của doanh nghiệp cho cộng đồng, xã hội
- Những đóng góp của doanh nghiệp cho sự phát triển của ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung

4. Hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

- Đầu tư ngân sách cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D)
- Triển khai ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

5. Năng lực vươn tầm quốc tế & hội nhập với thế giới

- Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài
- Doanh nghiệp có nhà máy, cơ sở kinh doanh tại nước ngoài

CÁC NHÓM DANH HIỆU THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM 2023

QUY TRÌNH BÌNH CHỌN

Tiếp nhận và tổng hợp/phân loại Hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình (ứng cử và đề cử): đến hết ngày 21/7/2023

Ban Thư ký Chương trình tiếp nhận các hồ sơ đăng ký tự ứng cử và giới thiệu đề cử doanh nghiệp tham gia chương trình. Căn cứ Thể lệ và các tiêu chí bình xét chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2023 đã được ban hành, Ban thư ký lựa chọn những doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia chương trình, tập hợp thêm thông tin có liên quan trình Ban tổ chức và Hội đồng tư vấn xem xét và bình xét sơ khảo.

Các doanh nghiệp tham gia đề cử và ứng cử sẽ được đăng tải thông tin ngắn gọn về doanh nghiệp trên website chính thức của chương trình thuonghieumanh.vneconomy.vn

Tổ chức bình xét sơ khảo Hồ sơ tham gia Chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2023: từ ngày 21/7/2023 – 1/8/2023

Ban tổ chức ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành, đại diện các hiệp hội ngành hàng, chuyên gia nghiên cứu thị trường và thương hiệu. Hội đồng tư vấn có trách nhiệm tham gia vào quá trình nghiên cứu, tư vấn, đánh giá thông tin của các ứng viên tham gia chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2023. Bình xét sơ khảo sẽ được tổ chức thông qua cuộc họp chính thức giữa Ban tổ chức và Hội đồng tư vấn, đồng thời căn cứ vào lượt bình chọn của độc giả trên website chính thức của chương trình.

Hội đồng sơ khảo sẽ lựa chọn tối đa 150 hồ sơ để tiến hành bình chọn chung khảo. Danh sách sơ tuyển được đăng công khai trên các ấn phẩm Tạp chí Kinh tế Việt Nam, đặc biệt trên website chính thức của chương trình và tiếp tục nhận bình chọn từ độc giả.

Tổ chức thẩm định thực tế: từ ngày 1/8/2023 – 15/8/2023

Ban Thư ký triển khai công tác liên hệ tới các địa phương và doanh nghiệp trong danh sách thẩm định. Ban tổ chức ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định gồm đại diện Ban tổ chức, Ban thư ký, Ban tư vấn. Hội đồng Thẩm định triển khai công tác thẩm định thực tế tại các doanh nghiệp.

Các đoàn thẩm định thực tế có trách nhiệm thẩm định, xác định tính chính xác của các hồ sơ tham dự, nắm bắt thêm thông tin liên quan đến doanh nghiệp.

Hội đồng thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo kết quả trình lên Hội đồng bình chọn chung tuyển.

Tổ chức bình chọn chung tuyển: từ ngày 15/8/2023 – 31/8/2023

Ban tổ chức ra quyết định thành lập Hội đồng bình chọn chung tuyển do Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam làm chủ tịch và các thành viên đại diện gồm: Ban tổ chức, Hội đồng tư vấn, Nhà báo theo dõi ngành, đại diện các Hiệp hội.

Hội đồng bình chọn chung tuyển căn cứ vào 1) các tiêu chí, bình chọn; 2) ý kiến tư vấn bình xét từ Hội đồng tư vấn; 3) bình chọn của độc giả trên các kênh trực tiếp và trực tuyến; 4) báo cáo Thẩm định thực tế để chọn ra những doanh nghiệp tiêu biểu nhất đạt Doanh nghiệp Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2023.

Từ 150 Hồ sơ vòng sơ khảo, Hội đồng Bình chọn chung tuyển tiến hành bình xét, chọn TOP 100 Thương hiệu Mạnh Việt Nam theo các nhóm danh hiệu đã được công bố.

Danh sách các Doanh nghiệp Thương hiệu Mạnh Việt Nam sẽ được niêm yết và đăng trên các ấn phẩm của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cùng các kênh truyền thông số.

Công bố & Vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2023

Lễ Công bố & Vinh danh TOP 100 Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2023 sẽ được tổ chức vào tháng 10/2023 tại thành phố Hà Nội. Chương trình được tổ chức trang trọng và ý nghĩa, tạo không gian kết nối thông tin, hội tụ chia sẻ, nắm bắt cơ hội mới.